Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử (Cả 3 bộ sách)

Bạn đang xem bài viết Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử (Cả 3 bộ sách) của thptlevantamsoctrang.edu.vn

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của Sách giáo khoa

LỊCH SỬ 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền… trên địa bàn.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo 6 chương với 13 bài học được quy định theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Nội dung các bài học phù hợp với đặc điểm văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc,… của từng quốc gia, đất nước.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm của một số chủ đề về Cách mạng tư sản và sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản; Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay; Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo xây dựng được nhiều hoạt động cho học sinh cơ hội trải nghiệm, để tìm hiểu đặc những bài học về Cách mạng tư sản và sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản (bài 1, 2); tiếp đến là phần kiến thức gồm các nội dung về Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay (bài 3, 4); Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á (bài 5, 6); Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) (bài 7, 8); Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) (bài 9, 10, 11); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (bài 12, 13).

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Nội dung sách được biên soạn nhằm hướng dẫn người dạy và người học thực hiện quá trình tổ chức dạy và học một cách chủ động; gợi ý các phương pháp để HS có thể tự học, giáo viên có thể dễ dàng hướng dẫn HS học tập. Chú ý đến việc phân phối bố cục và nội dung hợp lí, cho phép GV có thể dễ dàng tham khảo xây dựng kế hoạch dạy học, bổ sung tư liệu, thông tin giảng dạy một cách mềm dẻo, linh hoạt, tuỳ theo điều kiện của địa phương và đối tượng HS (ví dụ, GV có thể sử dụng mà không cần sự hỗ trợ của máy chiếu, phim ảnh; GV có thể phân bổ các bài trong một chương theo thực tế từng địa phương).

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo viết theo chương/ bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Xem thêm:  Thực hành đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục để thực hiện CTGDPT 2018

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trong sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo đều mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức dạy học cho HS, GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng 1 hoạt động, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt.

Ví dụ: Các hình thức, phương pháp kĩ thuật dạy học linh hoạt trong bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Hoạt động khám phá 1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

+ Thời gian: 15 phút

+ Hình thức dạy học: Nhóm 2 học sinh

+ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan, sử dụng bài tập.

+ Phương tiện dạy học: Tài liệu bài học

Hoạt động khám phá 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản

+ Thời gian: 15 phút

+ Hình thức dạy học: cá nhân

+ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan

+ Phương tiện dạy học: Tài liệu bài học

Hoạt động khám phá 3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

+ Thời gian: 15 phút

+ Hình thức dạy học: Chia thành 2 nhóm

+ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan

+ Phương tiện dạy học: Tài liệu bài học

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo có sự kết nối, tích hợp, tương tác tối đa với các môn học và các hoạt động giáo dục khác để đạt mục tiêu giáo dục từ đó hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Nội dung SGK chú trọng kiến thức tích hợp ở cả hai cấp độ là tích hợp nội môn và tích hợp liên môn. Nội dung tích hợp sẽ nằm chính ngay trong bản chất của Khoa học lịch sử.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tất cả các bài của Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong Chương trình.

Các lệnh hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các chủ đề của sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. GV có thể chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với đặc thù của trường lớp, địa phương.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Xem thêm:  Phiếu nhận xét sách giáo khoa lớp 11 Cánh Diều

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo có nội dung và hình thức chú trọng đến trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 11 trên các vùng miền (thông qua việc trình bày một cách có hệ thống, hợp lí nhiều kênh hình, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ; nội dung các câu hỏi, các hoạt động xoay quanh các nguồn tư liệu viết, tư liệu hình ảnh, hạn chế việc sử dụng từ ngữ khó, câu chữ phức tạp).

Nhóm tác giả biên soạn sách cũng quán triệt cách tiếp cận học qua thực hành, thực hành để học; học qua trải nghiệm, trải nghiệm để học; xem sách giáo khoa là công cụ giúp HS phát triển khả năng tự học.

Khi biên soạn, tác giả tích cực vận dụng nguyên lí “Người học là trung tâm” của quá trình dạy và học, với trọng tâm là chú trọng giáo dục hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

Ngoài ra, nội dung của SGK chú trọng đặc biệt đến quá trình tiếp cận năng lực của HS; giúp GV dễ dàng kết nối với đời sống thực ngay trong lớp học, cung cấp các kĩ năng cần thiết trong đời sống thực tế thông qua việc trình bày các tình huống có vấn đề và gợi mở.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Với quan điểm biên soạn SGK theo hướng tiếp cận năng lực, cấu trúc trong từng bài học gồm các phần được thiết kế rõ ràng, mạch lạc như sau:

• Mở đầu, bao gồm:

Yêu cầu cần đạt: nêu ngắn gọn các yêu cầu cần đạt trong bài nhằm định hướng cho người học.

Ví dụ. Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Học xong bài này, các em sẽ:

– Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

– Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

– Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Kiến thức mà học sinh cần nắm ở đây là khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay và nêu được những thành tựu chính, ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Còn kĩ năng là giải thích được, trình bày được, nêu được và lập được sơ đồ.

• Dẫn nhập: Nêu tình huống gợi sự tò mò của học sinh để bắt đầu bài học. Không yêu cầu học sinh phải biết câu trả lời chính xác.

• Nội dung kiến thức mới:

– Giới thiệu chi tiết nội dung kiến thức mới. Cuốn sách cấu trúc theo đề mục số tự nhiên đi kèm với những tiêu đề: giúp học sinh dự đoán được nội dung chính của bài.

– Các nguồn tư liệu (tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, tư liệu viết,…), chất liệu hình thành nên nội dung bài học.

– Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực trong từng phần của mỗi bài nhằm dẫn dắt học sinh nắm được nội dung chính của từng phần khi sử dụng sách.

• Luyện tập Vận dụng:

Ở cuối mỗi bài học là hệ thống các câu hỏi và bài tập hướng tới rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề có liên quan đến hiện tại, thực tế. Một số câu hỏi mang tính chất hệ thống lại kiến thức của bài học cũng có trong mục này.

Xem thêm:  Đáp án trắc nghiệm module 9 môn Toán THPT (Đủ 4 nội dung)

− Phần Luyện tập là những câu hỏi, nhiệm vụ học tập nhằm ôn luyện kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

– Phần Vận dụng cuối mỗi bài gồm các câu hỏi vận dụng thể hiện rõ quan điểm và yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào trong cuộc sống.

Ví dụ về vận dụng trong bài Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV): Theo em, cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có những điểm tiến bộ gì có thể vận dụng được trong bối cảnh hiện nay?

Bài tập thực hành ở bài Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) không chỉ nhằm kiểm tra, rèn luyện kiến thức của học sinh mà điều quan trọng là khi tìm ra kết quả, học sinh sẽ càng thấy khâm phục hơn về những điểm tiến bộ trong cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở mọi mặt.

• Kiến thức mở rộng và nâng cao: chiếm khoảng từ 10 đến 15 % nội dung của bài học tuỳ theo từng bài, nằm ở các mục Em có biết.

Như vậy, qua một bài học, học sinh có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kết nối quá khứ với hiện tại khi được đặt trong những tình huống có thật và phải vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề. Cách tiếp cận này của sách hoàn toàn phù hợp với quan điểm tiếp cận năng lực đã đặt ra cho việc biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

http://taphuan.nxbgd.vn/trang-chu

https://hanhtrangso.nxbgd.vn/

https://chantroisangtao.vn/

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập…) của địa phương.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo với cách thể hiện nội dung rất thú vị, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng,…) của trường lớp, địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách giáo khoa Lịch sử 11 – bộ sách Chân trời sáng tạo không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.


Tài Liệu Giáo Viên

Leave a Comment