Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Công nghệ (Cả 3 bộ sách)

Bạn đang xem bài viết Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Công nghệ (Cả 3 bộ sách) của thptlevantamsoctrang.edu.vn

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

CÔNG NGHỆ 11 – CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI
– KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… trên địa bàn

Nội dung sách giáo khoa Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo tính kế thừa, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Vì vậy, nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… trên địa bàn.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,…).

Mọi hoạt động trong sách Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Sách Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 6 chương, 22 bài học với gợi ý thời lượng thực hiện cho từng bài đảm bảo cho giáo viên có thể điều chỉnh linh hoạt trong khi xây dựng kế hoạch dạy học cũng như tổ chức dạy học môn học cho học sinh. Các bài học được sắp xếp khoa học, tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy học và tích hợp các hoạt động giáo dục khác để giáo dục đạo đức, giáo dục kinh tế, giáo dục môi trường và giáo dục STEM,… tại địa phương cho học sinh. Các bài học đều đưa ra khung hoạt động và không yêu cầu cứng về nội dung nên trong quá trình dạy học, giáo viên có thể bổ sung các thông tin nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương mình.

Xem thêm:  Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng?

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống viết theo chủ đề, các mẫu bảng biểu, sơ đồ luôn nêu chỉ là gợi ý mẫu, các ô trống ở bảng, sơ đồ được thiết kế để tránh cho HS viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Nội dung sách giáo Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các hộp chức năng Khám phá, Luyện tập, Thực hành, Vận dụng, Kết nối năng lực, Kết nối nghề nghiệp, Thông tin bổ sung . Mục Dẫn nhập (Khởi động) giúp giáo viên có thể chọn tình huống thích hợp với học sinh, miễn là đáp ứng Yêu cầu cần đạt.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Sách giáo khoa Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống thể hiện đầy đủ quan điểm giáo dục tích hợp qua việc lồng ghép nội dung giáo dục tài chính, giáo dục hướng nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục biến đổi khí hậu và phát triển bền vững,… trong mỗi bài học, dự án học tập.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tất cả các bài của Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong Chương trình. Các lệnh hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, giáo viên có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá học sinh.

Xem thêm:  Bản đánh giá thực hiện sách giáo khoa lớp 1 Môn Toán Chân Trời sáng tạo

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Sách giáo khoa Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường mà không ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Sách giáo khoa Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn dựa trên quan điểm NHẸ NHÀNG – HẤP DẪN – THIẾT THỰC, hướng tới phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực công nghệ đã nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Các hộp chức năng Khám phá, Thực hành, Vận dụng, Kết nối năng lực, Kết nối nghề nghiệp trong sách giáo khoa Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh tự học thuận lợi và hiệu quả hơn; giúp cho giáo viên dễ dàng thiết kế các hoạt động dẫn nhập, hình thành kiến thức, thực hành, vận dụng và tìm tòi mở rộng. Đây là những hoạt động học tập đặc trưng của bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Bài học trong sách giáo khoa Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống là sự kết hợp hài hoà của nội dung và các hoạt động sư phạm, được thể hiện thông qua các hộp chức năng: Khám phá, Luyện tập, Thực hành, Vận dụng, Kết nối năng lực, Kết nối nghề nghiệp, Thông tin bổ sung. Chỉ dẫn, vai trò của các hộp chức trên được diễn giải rõ ràng trong mục hướng dẫn sử dụng sách. Điều đó giúp học sinh dễ dàng xác định được mục tiêu học tập, tương tác để hình thành các năng lực.

Xem thêm:  7 mẫu Kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2022-2023

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

SGK Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập…) của địa phương.

SGK Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 6 chương, 22 bài học, thứ tự các chương được sắp xếp theo mạch nội dung quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Với các nội dung này, SGK Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của các địa phương trên cả nước để triển khai dạy và học.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi – Kết nối tri thức với cuộc sống sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học phù hợp với danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT, vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.


Tài Liệu Giáo Viên

Leave a Comment