Phật A Di Đà là ai? Ta thường nghe và niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật” hay dùng “A Di Đà Phật” để chào hỏi những vị sư, vậy Phật A Di Đà là ai? Ngài có thật không? Và đặc điểm ra sao? Nếu bạn đang tò mò về vị Phật này thì hãy cùng Ykmusa tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Phật A Di Đà là ai?
Phật A Di Đà là là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Ngài là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc, chí tâm niệm hồng danh của Ngài sẽ giúp ta sinh vô lượng công đức và được vãng sanh về cõi Cực Lạc dựa theo 48 lời đại nguyện của Ngài.
Tên Phật A Di Đà có ý nghĩa gì?
Tuy được mọi người nhắc đến nhưng lại có không ít người không hiểu được ý nghĩa tên Ngài. Tên Phật A Di Đà có nhiều ý nghĩa như:
● Vô Lượng Quang nghĩa là hào quang và trí tuệ sâu rộng của Ngài chiếu rọi khắp thế gian, đến chúng sinh.
● Vô Lượng Thọ nghĩa là thọ mạng của Ngài là bất tận, vô biên.
● Vô Lượng Công Đức nghĩa là Đức Phật A Di Đà đã làm nhiều công đức không ai kể xiết.
Tiểu sử Phật A Di Đà
Phật A Di Đà được kinh Phật ghi lại rằng: “Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện Trì. Khi ấy tại cõi Tản Đề Lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ:
Một là Đông thắng thần chân;
Hai là Nam thiệm bộ châu;
Ba là Tây ngưu hóa châu;
Bốn là Bắc cô lô châu;
Tài đức vẹn toàn, đượm nhuần khắp bốn phương, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẵn lòng ái kính.”
Tại sao ta lại phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật khi có người mất?
Vua có một vị đại thần tên là Bảo Hải, thuộc dòng họ Phạm Chí, rất tinh thông về việc xem thiên văn.
Bảo Hải là một người con trai có tướng tốt lạ thường, từ đầu tới chân có đến ba mươi hai dấu tốt. Khi được sinh ra các hàng khách đã rất tôn quý, đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, ấy vậy nên đặt tên là Bảo Tạng.
Lúc khôn lớn, Bảo Tạng biết việc đời thống khổ, thân mạng vô thường, song tự nhiên sinh lòng chán ngán. Ngài từ bỏ cuộc sống vinh hoa và xuất gia tu hành.
Không bao lâu đã thành Phật, lấy hiệu là Bảo tạng Như Lai, có đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi đã thành Phật, Ngài đã dạo khắp nơi để hóa độ chúng sinh. Nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát nên ai nấy đều rất sẵn lòng hoan nghênh.
Một hôm nọ, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng đệ tử đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, một nơi gần bên thành. Vua tự nghĩ: “ Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”
Vậy là vua cùng các vị nương tử, đại thần và quyến thuộc đến bên vườn Diêm phù đề lễ Phật. Sau đó họ đi chung quanh ba vòng rồi ngồi bên Ngài mà nghe giảng Pháp.
Vua Vô Tránh Niệm thấy được Đức Bảo Tạng Như Lai ngồi khoanh chân trên bảo tọa có hình con sư tử, rất trang nghiêm. Ngài lại có đủ tướng tốt đẹp và chung quanh Ngài có nhiều ánh sáng chói lòa.
Đại nguyện lực của Phật A Di Đà với chúng sanh cõi Sa bà
Pháp hội gồm những người đã xuất gia cạo tóc đắp y, làm đệ tử của Phật. Các hàng vương tử đại thần mặc đồ anh lạc, còn cung nga mỹ nữ tướng mạo tốt, nào là sĩ, nông, công, thương, áo xiêm chỉnh đốn.
Kẻ chắp tay ngồi im lặng người thì quỳ gối thưa hỏi, ai nấy đều chăm ngó Phật và chăm chú nghe Pháp.
Vua nghe Bảo tạng Như Lai giảng đủ các Pháp thì lòng cũng đã mở thông, căn thân thân tịnh hơn, rõ đường giải khổ và biết sự làm lành nền đã liền quỳ xuống chắp tay mà thưa:
“Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.
Thấy Phật nhận lời, vua liền về truyền lệnh sắm sửa mọi lễ, cứ đúng buổi là dưng cúng, không trễ nải.
Không những thế, vua còn bảo ban các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhân dân rằng: “Các ngươi có biết hay không? Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng.
Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”.
Nghi thức tụng kinh A Di Đà chuẩn nhất
Một hôm, phụ thân của Đức Bảo Tạng Như Lai là quan đại thần Bảo Hải đã nằm chiêm bao thấy được vua làm bố thí tuy nhiều nhưng việc cầu phước báu thì nhỏ.
Những sự ao ước của vua còn thuộc về phước hữu lậu trong cõi nhơn thiên, chưa thoát khỏi luân hồi sinh tử. Quan Đại thần muốn vua phát tâm cầu quả Bồ đề, cứu vớt chúng sinh chứ không muốn vua cầu những phước báu nhỏ nhen như vậy.
Quan Đại thần đến gặp Phật Bảo Tạng Như Lai để tỏ điềm chiêm bao. Và đến tâu với vua rằng ngày nay Đại vương cúng dường Phật tăng, dùng phước duyên đó cầu nguyện cho những việc chi, xin cho ngu thần được rõ.
“Tôi không học thứ gì, chỉ niệm A Di Đà Phật”
Nếu Đại Vương muốn cầu sinh về cõi Trời để làm một vị thiên tử hưởng phước thọ. Cầu sinh về cõi Nhơn gian để làm vua Chuyển Luân, thống lãnh bốn châu thiên hạ như bấy giờ thì những tâm niệm ấy vẫn còn đang ở trong khổ ải, chưa thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Thưa Đại Vương! Hai phước báu tôi vừa trần tấu là đều vô định, là sự vô thường, nó không chắc chắn lâu dài nên không cần phải cầu nguyện làm chi.
Khi sinh về cõi Trời, hưởng được sự khoái lạc nhưng tạo nên điều ác thì cũng phải bị đọa xuống địa ngục, chịu nhiều khổ đau. Còn nếu về cõi nhơn gian thì lại phải chịu mọi trạng thái, cảm xúc đời thường, phần thì oán cừu gặp gỡ, phần thì ân ái chia lìa.
Đại Vương nhờ có nhân duyên tu phước đời trước nên giờ mới hưởng được sự tôn vinh như này. Nếu chú tâm giữ gìn giới luật thì sẽ có được phước báu nhiều hơn. Xin người nên phát tâm Bồ đề, chớ cầu nguyễn những chuyện đời thường nhỏ nhen kia.
Phật A Di Đà là ai có thật không?
Ta không biết được Phật A Di Đà xuất hiện khi nào. mãi cho đến khi Đức Phật Thích Ca giới thiệu. ‘Phật A Di Đà có thật không?’ câu trả lời là có. Vì Ngài được Đức Phật Thích Ca giới thiệu, và Đức Phật Thích Ca là người không bao giờ nói dối.
Phật A Di Đà và Phật Thích Ca, vị nào có trước?
Ta không biết được Phật A Di Đà có từ khi nào, chỉ khi được Phật Thích Ca giới thiệu ta mới biết đến Ngài.
Phật Thích Ca có khả năng đặc biệt nên đã nhìn thấy rõ được quá trình tu hành của Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Không những thế Phật Thích Ca còn thấy được môi trường sống và sinh hoạt của chúng sinh tại chốn Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm chủ.
Một bên là giáo chủ cõi Ta Bà, một bên lại là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Một bên là chứng nhân lịch sử, người lập ra Phật Giáo, còn bên kia chỉ biết đến trong kinh phật giáo. Vì thế khó mà phân rõ được vị nào có trước.
A Di Đà Phật là gì?
“A Di Đà Phật” hay “Nam mô A Di Đà Phật” là câu niệm quen thuộc và phổ biến rộng rãi trong giới Phật tử. Dần dần nó trở thành câu cửa miệng khi chào nhau.
Chữ “nam mô” mang nghĩa là kính lễ, quy y, cứu ngã, phụng thờ, quy mạng hay độ ngã. Còn “A Di Đà Phật” là danh hiệu của một vị Phật được người đời tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Trong đó, “A” là vô, “Di Đà” là lượng, “Phật” là đấng giác ngộ.
như vậy cả câu “Nam mô A Di Đà Phật” có thể hiểu theo “Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng” hay “Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng”.
Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai lớn hơn
Có nhiều ý kiến về câu hỏi này, nhiều ý kiến cho rằng Phật Thích Ca lớn hơn vì chính là người lập ra Phật Giáo. ý kiến khác lại cho rằng Phật A Di Đà lớn hơn và có cả những dòng thơ: Ba đời 10 phương Phật
A DI ĐÀ bậc nhất
Chín phẩm độ chúng sanh
Oai đức không cùng cực.
Nhưng trên thực tế thì không có vị Phật nào là lớn hơn, mỗi vị Phật đều có cơ duyên giác ngộ chúng sinh.
Nam mô a di đà phật (tiếng Phạn là gì)
“Nam mô A Di Đà Phật” (Namah Amitabha), câu niệm này thuộc đạo Phật nên khi bạn đến cửa nhà Phật nó mới có ý nghĩa, còn nếu bạn thế nhà thờ, nhà thần thì câu này trở nên không có ý nghĩa.
Niệm A Di Đà Phật mỗi ngày có tác dụng gì?
Việc niệm “Niệm A Di Đà Phật” hay “ Nam mô A Di Đà Phật” mỗi ngày sẽ giúp ta buông bỏ mọi phiền não, lắng tâm, có một thân thể nhẹ nhàng, tâm trí sáng suốt và ren tâm từ bi.
Ta có thể niệm bất cứ lúc nào. Có thể niệm buổi sáng sau khi dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, lúc đau ốm, những lúc bất an hay là những lúc gặp rắc rối trong công việc, học tập.
Vị Phật nào đứng đầu?
Ta chỉ biết Phật Thích Ca là vị Phật tổ, người lập ra Phật giáo. Không có định nghĩa nào chỉ về người đứng đầu trong Phật giáo, từ Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Nguyên Thủy. Đây cũng là vấn đề nhiều người hiểu lầm khi tìm hiểu về Phật giáo.
Hình dáng đặc trưng của tượng Phật A di Đà
Tượng Phật A Di Đà thường có hình đáng trên đầu là những cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng có nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người chiếc áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo khoát vuông ở cổ và trước ngực có chữ “vạn”.
Phật A Di Đà trong tư thế đứng, tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên- lầm ấn giáo hóa, còn tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước. Trong mỗi bàn tay ngón cái và ngón trỏ chạm nhau tạo thành vòng tròn.
Còn trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền. Tay sẽ để ngang bụng, lưng bàn tay phải phải nằm chồng trên lòng bàn tay trái, hai ngón tay cái chạm vào nhau. Ngoài ra, trên tay Phật còn giữ thêm một cái bát, đó thể hiện cho giáo chủ.
Bên cạnh đó, Phật A Di Đà còn có một dạng ấn thiền khác là các ngón tay giữa, áp út và ngón út của hai bàn tay nằm chồng lên nhau. Còn ngón cái và ngón trỏ tạo với nhau thành vòng tròn. Đây còn được gọi là Ấn thiền A Di Đà.
Và thường Phật A Di Đà được đặt cùng hai vị Bồ Tát là Quan Thế Âm Bồ Tát (phía bên trái, cầm cành dương liễu và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí Bồ Tát (đặt bên phải, cầm bông sen).
Qua bài viết này Ykmusa chắc rằng bạn đã biết được Phật A Di Đà là ai. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ bổ ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy đồng hành cũng chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thú vị khác về đời sống cũng như những câu chuyện khác.