Bạn đang xem bài viết Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa Học của thptlevantamsoctrang.edu.vn
Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí
Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa
HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương.
1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền… trên địa bàn
Sách giáo khoa (SGK) HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn gồm 25 bài học thuộc 6 chương. Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.
Các nội dung trong mỗi mục đều cố gắng phản ánh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý đến việc cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… của đất nước.
1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp…).
Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được xây dựng dựa trên nhiều hoạt động học tập thú vị để học sinh có cơ hội được trải nghiệm kiến thức hoá học gắn với thực tiễn cuộc sống.
Các nội dung đều đã cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… của đất nước.
1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.
Cấu trúc SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện cho các nhà trường và địa phương có thể lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương hoặc thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhất theo đối tượng học sinh và điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường.
1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.
Sách giáo khoa (SGK) HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn theo cấu trúc: Chương – Bài, nội dung các bài không có chỗ cho HS viết, vẽ nên SGK có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.
2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:
Nội dung SGK tuân thủ chặt chẽ CTGDPT 2018 và Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT nên hoàn toàn phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, GV và phù hợp với hoạt động đổi mới giáo dục của địa phương.
2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
Nội dung các bài học trong SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG rất phong phú, gợi ý cho giáo viên và nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Năng lực giao tiếp và hợp tác (thông qua các hoạt động khám phá, tìm hiểu, thảo luận, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu); năng lực giải quyết vấn đề (thông qua các hoạt động tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đưa ra kết luận khoa học và vận dụng vào cuộc sống); năng lực nhận thức hoá học, tìm hiểu về cấu trúc-tính chất-ứng dụng của chất, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hoá học vào thực tiễn được giáo viên tổ chức dễ dàng, thuận lợi qua cách tiếp cận cấu trúc của mỗi bài học trong sách.
Một số bài học được trình bày theo định hướng tìm tòi – khám phá, tạo điều kiện để giáo viên và nhà trường có thể khai thác và sử dụng các phương thức tổ chức dạy học hiện đại như: dạy học dựa trên vấn đề, giao nhiệm vụ, dạy học thực hành, dạy học dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá,…
Hình thức tổ chức dạy học đa dạng được chỉ dẫn và gợi ý trong sách rõ ràng. Nhìn vào nội dung và cấu trúc bài học được gợi ý trong sách, giáo viên có thể tổ chức dạy học trong lớp kết hợp dạy học trong phòng thí nghiệm bộ môn, dạy học ngoài lớp, tham quan cơ sở sản xuất,… học sinh sẽ có cơ hội được trải nghiệm trong các hoạt động thực hành, gắn với thực tiễn cao.
Tất cả các hoạt động trong SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đều được thiết kế mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức hoạt động cho học sinh, giáo viên có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng một hoạt động.
Tăng cường tổ chức cho học sinh vận dụng các kiến thức vào thực tiễn để gia tăng hoạt động trải nghiệm trong môn học. Các bài có gợi ý tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu như quan sát, trao đổi, tìm kiếm, thu thập thông tin,… nhằm tạo cơ hội cho học sinh được tham gia rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.
Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG mang tính tích hợp cao, thể hiện tính tích hợp liên môn cao giữa môn Hoá học với môn Toán, môn Vật lí, môn Sinh học,…
Các nội dung trong sách luôn chú trọng gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống, phản ánh những vấn đề của cuộc sống, trong đó chú ý đến việc cập nhật những thành tựu của khoa học và công nghệ, phù hợp với văn hoá và thực tiễn Việt Nam.
2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.
SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được biên soạn với cấu trúc thống nhất, gắn liền với các năng lực đặc thù của học sinh. Giáo viên dễ hiểu và có thể thu thập thông tin để đánh giá các năng lực đặc thù của học sinh được phát triển trong mỗi bài học của môn học.
Mỗi bài học được xây dựng dựa trên quy trình các hoạt động: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập – vận dụng, chốt kiến thức và kĩ năng và năng lực.
Các nhiệm vụ học tập được thể hiện ở mục tiêu bài học, tiêu đề từng đơn vị kiến thức và chi tiết nhiệm vụ trong các hoạt động thí nghiệm, thực hành, hệ thống các câu hỏi và bài tập tạo thuận lợi cho giáo viên:
– Đa dạng hoá các hình thức đánh giá: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá đồng đẳng trong nhóm đôi, tổ nhóm,…
– Giúp giáo viên có thể xây dựng cơ sở dữ liệu đến từng học sinh, từ đó đánh giá đúng phẩm chất và năng lực từng học sinh và hiệu quả của công tác giảng dạy.
– Giáo viên lên kế hoạch cải tiến phương pháp và hướng dẫn học sinh phương pháp, kế hoạch học tập ngày càng tốt hơn.
2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.
Các chương của SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đều viết theo hướng mở, chủ yếu chỉ định hướng yêu cầu cần đạt của hoạt động. Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi nội dung chất liệu trải nghiệm.
Các thí nghiệm trong mục Hoạt động, giáo viên có thể tổ chức để học sinh trực tiếp làm thí nghiệm, hoặc giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn, hoặc xem video, hình ảnh thí nghiệm, ngoài ra giáo viên có thể thiết kế thí nghiệm tương tự với hoá chất, dụng cụ phù hợp với điều kiện nhà trường. Như vậy, giáo viên có thể tuỳ chọn thời gian, địa điểm, cách tổ chức hoạt động dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của trường và địa phương nên giúp nhà trường và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.
2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi học sinh:
2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.
Nội dung SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Nội dung bài học được thiết kế với các tình huống hay vấn đề dẫn nhập gần gũi với học sinh. Sách có các hoạt động đa dạng từ đơn giản đến nâng cao, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền. Khi thực hiện trải nghiệm theo các phần và chương trong sách, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động từ dễ đến khó, đầu tiên là nhận diện – khám phá nội dung, sau đó tìm hiểu – mở rộng về các nội dung đó và các kĩ năng cần rèn luyện thông qua bài học, sau đó dùng các kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội để thực hành – vận dụng giải quyết các vấn đề, tính huống thực tiễn của cuộc sống, do đó vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; vừa đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.
2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.
Mỗi bài học trong SGK HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được viết theo hướng tiếp cận hoạt động của người học, gắn với việc phát triển các năng lực đặc thù của môn học, thể hiện qua các kí hiệu logo đặc trưng, đơn giản, không nhiều để học sinh và giáo viên dễ nhận ra và dễ nhớ. Ví dụ: các câu hỏi luyện tập (logo ), chốt kiến thức, kĩ năng (lo go ), chốt năng lực ().
Sách chú trọng đến việc khai thác và phát huy tối đa các kiến thức, kinh nghiệm thực tế của cá nhân trong việc xây dựng, hình thành kiến thức khoa học mới trong bài học. Phần lớn tất cả các bài học trong sách đều có những câu hỏi gần gũi để học sinh tự liên hệ, vận dụng và tự đánh giá trong quá trình học.
2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học hoá học tích cực, hiệu quả.
Sách HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:
taphuan.nxbgd.vn
hanhtrangso.nxbgd.vn
www.sachthietbigiaoduc.vn
Nhóm zalo của các tác giả THPT KNTT
2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập…) của địa phương.
Sách HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG với cách thể hiện nội dung chuẩn xác, khoa học, thú vị, gần gũi với học sinh, hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên dễ dàng triển khai, phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm, vườn trường,…) của địa phương.
2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.
Sách HOÁ HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.