Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí (Cả 3 bộ sách)

Bạn đang xem bài viết Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Địa lí (Cả 3 bộ sách) của thptlevantamsoctrang.edu.vn

Tất cả các hoạt động trong SGK Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo đều mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức dạy học cho HS, GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng 1 hoạt động, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt.

Ví dụ: Các hình thức, phương pháp kĩ thuật dạy học linh hoạt trong bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lãnh thổ và vị trí địa lí

a) Mục tiêu

HS phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy:

– Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

c) Sản phẩm

Nội dung trình bày của HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi kết hợp kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ ở mục b.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ, ghi chép câu trả lời ra giấy nháp.

+ HS trao đổi, thảo luận cùng nhau và thống nhất nội dung.

– Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 cặp đôi lên trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Mục tiêu

HS phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

Xem thêm:  Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 (Trọn bộ) sách Kết nối tri thức

b) Nội dung

HS dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy:

– Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Kết quả thảo luận của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm (nhóm tối ưu 4 HS). Mỗi nhóm thực hiện một trong các hợp phần của tự nhiên: địa hình và đất đai; khí hậu; sông, hồ; sinh vật; khoáng sản; biển. Trong mỗi hợp phần tự nhiên, mỗi nhóm trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của hợp phần đó đến phát triển kinh tế – xã hội (các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mục b). GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật “khăn trải bàn” để HS thảo luận và trình bày kết quả.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: trong mỗi hợp phần tự nhiên, GV gọi ngẫu nhiên một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm (nếu có), nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt và tổng kết nội dung.

2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dân cư

a) Mục tiêu

HS phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:

– Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học trực quan.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.

Xem thêm:  Phương pháp giáo dục của môn đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì?

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.4. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về xã hội

a) Mục tiêu

HS phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào thông tin trong bài, hãy:

– Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.

c) Sản phẩm

Câu trả lời của nhóm HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1:

+ GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp trò chơi “Hiểu ý đồng đội”.

+ GV tổ chức phân nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm nội dung chứa các từ khoá, 1 đại diện thực hiện giám sát chéo và chấm điểm nhóm bạn.

• Nội dung 1: lâu đời, bảo tồn, chất lượng cuộc sống, y tế, phong tục, hợp tác.

• Nội dung 2: đa dạng, giao thoa, du lịch, biết chữ, đầu tư, độc lập.

– Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: GV gọi đại diện HS mỗi nhóm tham gia trò chơi:

+ Đại diện mỗi nhóm dùng lời để diễn tả từ khoá cho đồng đội của mình. Các thành viên khác trong nhóm trả lời. Lưu ý: không được lặp từ, không sử dụng tiếng Anh để diễn tả.

+ Giám sát viên tổng kết điểm các nhóm.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.5. Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế chung

a) Mục tiêu

HS trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào các bảng 12.2, 12.3, các hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Xem thêm:  Cách ghi nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22 năm 2023

Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học trực quan.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV nhận xét, góp ý và tổng kết nội dung.

2.6. Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về các ngành kinh tế

a) Mục tiêu

HS trình bày và giải thích được sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung

HS dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

c) Sản phẩm

Kết quả thảo luận của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV tổ chức lớp thành các nhóm (nhóm tối ưu từ 4 đến 6 HS) để thực hiện nhiệm vụ ở mục b. GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ để phân công công việc cho các nhóm thảo luận theo nội dung trong phiếu học tập 2.

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

– Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: GV đặt câu hỏi cho các nhóm (nếu có), nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt và tổng kết nội dung.


Tài Liệu Giáo Viên

Leave a Comment